Như chúng ta đều biết, điện là một trong những phát minh vĩ đại nhất của lịch sử loài người chúng ta. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong lao động sản xuất.
Lợi ích là thế nhưng sức sát thương của điện là vô cùng lớn. Thậm chí là có thể dẫn đến tử vong nếu trực tiếp tiếp xúc với dòng điện có điện thế lớn. Chính vì vậy, việc trang bị đầy đủ các thiết bị chống điện giật trong khi làm việc là vô cùng cần thiết.
Hiện nay, để làm việc an toàn trong môi trường điện thì người sử dụng cần trang bị bảo hộ cách điện, tùy thuộc vào môi trường điện áp mà chọn loại găng tay phù hợp. Vậy găng tay cách điện là gì?, cấu tạo ra sao?, và có những loại như thế nào?, mời các bạn cùng tìm hiểu với bài viết này.
Găng tay cách điện là một loại găng tay cao su nhưng công dụng của nó lại khác với những loại găng tay cao su thường dùng đó là khả năng cách điện của chúng, găng tay cách điện được làm từ cao su tổng hợp có độ bền cao, sử dụng cho mọi công trình mạng lưới điện.
Nhằm giảm thiểu được những tai nạn do điện gây ra và nâng cao hiệu quả công việc. Yêu cầu người lao động phải sử dụng những đôi găng tay cách điện để không bị điện giật, đảm bảo công việc an toàn, thuận lợi.
Găng tay cách điện được cấu thành từ 3 bộ phận:
- Lớp găng tay lót: Giảm sự khó chịu của việc đeo găng tay cao su cách điện. Lót giữ ấm trong thời tiết lạnh và hấp thụ mồ hôi trong những tháng nóng.
- Lớp cao su cách điện: tùy thuộc vào đòi hỏi cách điện của từng mức độ điện áp và khả năng bảo vệ mà lớp cao su cách điện này sẽ có độ dày và nguyên liệu khác nhau.
- Da găng tay bảo vệ: Đeo trên cao su cách điện găng tay để giúp cung ứng sự bảo vệ cơ khí quan trọng chống lại vết cắt, trầy xước và vết đâm.
Găng tay cao su cách điện gồm 3 loại chính là cao áp, trung áp và hạ áp. Tùy thuộc vào môi trường cũng như cường độ dòng điện tiếp xúc mà việc lựa chọn loại găng tay cũng sẽ khác nhau, điều này nhằm bảo vệ tốt nhất cho tính mạng người dùng trong quá trình làm việc.
Dòng găng tay cách điện cao áp dùng cho nguồn điện có hiệu điện thế từ 35kV – 110KV, tùy loại. Chính vì vậy, thiết kế găng tay thường dày hơn, sử dụng chất liệu cao su tự nhiên để tăng độ bền và cần đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe hơn như EN (sản xuất theo công nghệ tiêu chuẩn của châu Âu), IEC (tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế)…
Cũng như găng tay cao su cách điện hạ áp, găng tay cao su cách điện trung áp áp dụng cho dòng điện trung thế từ 1kV-35kV, tùy từng loại mà mức hiệu điện thế có thể thay đổi cho phù hợp. Dòng găng tay này có thể được làm bằng cao su thiên nhiên hoặc tổng hợp, chủ yếu được sử dụng cho thợ điện công nghiệp.
Găng tay cao su cách điện hạ áp là dòng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay ở nước ta. Điều này cũng dễ hiểu khi Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm quanh năm, khiến các nguồn điện, đường dẫn điện dễ bị rò rỉ, nhất là khi gặp thời tiết mưa gió.
Khác với dòng găng tay cao su cách điện cao áp , Dòng găng tay cao su cách điện hạ áp áp dụng cho các dòng điện hạ thế dưới 1kV thường là từ 220V-380V, tuyệt đối không được sử dụng cho dòng điện cao áp. Với loại điện thế tương đối cao thì dùng găng tay cách điện 24kV. Đa phần găng tay cao su cách điện hạ áp được sử dụng như thiết bị bảo hộ cá nhân với các công việc thường ngày liên quan đến điện, hoặc một số công việc sửa chữa điện ở mức độ thấp, tính chất nguy hiểm không quá cao.
Bài viết liên quan
Những Đặc Điểm Thông Số Cần Lưu Ý Khi Tìm Mua Găng Tay Cách Điện
Các Dụng Cụ Bảo Hộ Lao Động Chuyên Dụng Dành Riêng Cho Ngành Điện Lực
7 Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Găng Tay Cách Điện An Toàn Lao Động