6 Vật Liệu Cách Điện Dạng Rắn Phổ Biến Nhất Hiện Nay

 

Vật liệu không cho phép dòng điện đi qua chúng được gọi là vật liệu cách điện. Chúng có khả năng ngăn hoặc giảm truyền điện, nhiệt hoặc âm thanh đến thiết bị hoặc khu vực khác.

Cách đơn giản nhất để xác định vật liệu cách điện thì cần xác định vật liệu không phải là một chất dẫn điện tốt. Điện tích của vật liệu cách điện không di chuyển tự do và nó có điện trở cao mà dòng điện không thể đi qua nó.

Hiện nay, Vật cách điện rất quan trọng liên quan đến sự an toàn của con người và ứng dụng nâng cao hiệu suất trong sản xuất công nghiệp.

 

Các Vật Liệu Cách Điện Dạng Rắn Phổ Biến Nhất

 

1, Cao Su

Cao su là một loại vật chất polyme vừa có độ bền cơ học cao và khả năng biến dạng đàn hồi lớn. Cao su thì rất cần thiết trong đời sống của chúng ta. Nó là một chất hữu cơ có độ co giãn cao, nó có thể kéo dài ra gấp tám lần so với chiều dài ban đầu. Nó được sử dụng rất nhiều ở trong nhà, các ngành công nghiệp, bệnh viện, v.v... Lịch sử của cao su có rất là lâu đời. Người ta đã tìm ra những dấu vết vật dụng làm từ cây cao su cách đây ba triệu năm.

Có 2 loại cao su: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Dù là cao su tự nhiên hay cao su tổng hợp đều có những đặc tính giống nhau:

- Ít bị biến đổi khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh

- Khả năng cách nhiệt cách điện tốt

- Không tan trong nước cũng như một số hóa chất, chất lỏng khác

lốp xe cao su

Cao su thường được ứng dụng làm các sản phẩm cách điện hoặc những vật dụng sử dụng thường ngày như thảm cao su, nệm, vỏ bọc, lốp xe, găng tay y tế, găng tay cách điện,…

Xem thông tin: găng tay cách điện

 

2, Đất sét

Đất sét là 1 nhóm các khoáng vật có tính chất dẻo và giữ ẩm khi gặp nước, ta có thể nặn thành những hình thù cụ thể như vậy là nhờ đất sét có tính mềm và dẻo nên thường dễ dễ dàng tạo hình bằng tay và có thể để khô là giữ nguyên được hình dạng. Nếu nung lên đến 1 nhiệt độ nhất định thì có thể làm ra gốm, sứ là loại vật liệu cách điện hiện nay như chúng ta vẫn đang sử dụng.

Đất sét là nguyên liệu dễ tìm nhất. Chúng ta có thể bắt gặp đất sét ở các vùng núi, gần biển, hoặc vùng đồng bằng . Ví dụ như ở Nước ta, có thể tìm đất sét ở các khu vực như Đà Lạt, Bình Phước, Daklak, khu vực Tây Nguyên.

đất sét

3, Nhựa

Nhựa, hay còn gọi là chất dẻo ( tiếng anh gọi là plastic ) hoặc polymer, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người.  Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

nhựa pvc

4, Gỗ

Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) xenluloza (40-50%), và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.

Đặc tính của gỗ:

- Là nguyên liệu tự nhiên, chỉ cần trồng, chăm sóc và dùng máy móc đơn giản để khai thác và chế biến là có được.

- Mềm nên có thể dùng các máy móc, dụng cụ để cưa, xẻ, bào, khoan, tách chẻ với vận tốc cao.

- Có vân thớ đẹp, dễ nhuộm màu, dễ trang sức bề mặt.

- Dễ nối ghép bằng đinh, mộng, keo dán.

- Dễ phân ly bằng hóa chất dùng sản xuất giấy và tơ nhân tạo.

- Cách nhiệt, cách điện, ngăn ẩm tốt, nhiệt dãn nở bé.

gỗ

5, Thủy Tinh

Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn.

Trong dạng thuần khiết và ở điều kiện bình thường, thủy tinh là một chất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mòn, rất trơ hóa học và không hoạt động xét về phương diện sinh học, có thể tạo thành với bề mặt rất nhẵn và trơn. Tuy nhiên, thủy tinh rất dễ gãy hay vỡ thành các mảnh nhọn và sắc dưới tác dụng của lực hay nhiệt một cách đột ngột. Tính chất này có thể giảm nhẹ hay thay đổi bằng cách thêm một số chất bổ sung vào thành phần khi nấu thủy tinh hay xử lý nhiệt.

thủy tinh

6, Mica

Mica được biết đến như một loại chất liệu, tấm nhựa mica trong thường được so sánh với thủy tinh (kính ). Nó có tỉ trọng chỉ bằng ½ so với thủy tinh, và cho khoảng 98% ánh sáng xuyên qua nó ( đối với mica có độ dày 3mm). Nó bị đốt cháy ở 460 ° C.

Đặc điểm của Mica

– Mica tính chất bóng đều óng ánh, bề mặt phẳng mịn, sáng bóng.

– Mica có đặc tính dẻo nên dễ dàng gia công lắp ghép, uốn, ép theo ý muốn.

– Chịu được nhiệt độ cao, chống ăn mòn.

– Không dẫn điện, nhiệt.

– Không thấm nước

– Có tính xuyên sáng tốt.

– Màu sắc đa dạng.

– Dễ dàng trong việc tạo hình sản phẩm.

tấm nhựa mica