Các công việc liên quan đến quản lý và sắp xếp luôn khiến chúng ta đau đầu, trong các doanh nghiệp thì có lẽ quản lý văn phòng phẩm là một trong các công việc đó, không chỉ hiểu rõ tường tận về từng dụng cụ mà còn đòi hỏi năng lực chuẩn bị được quy trình kỹ lượng và cẩn thận từ người quản lý.
Nhu cầu văn phòng phẩm trong doanh nghiệp rất lớn nên công việc quản lý cũng khó khăn hơn, tuy nhiên chi phí sử dụng cho công việc này phải duy trì ở mức thấp nhất cũng là điều quan trọng.Không ngừng cải tiến và điều chỉnh cách sắp xếp và quy trình quản lý sẽ giúp văn phòng phẩm hoạt động hiệu quả.
Bước 1: Lập danh sách văn phòng phẩm hiện tại trong công ty
Tại kho đang có những món đồ nào, số lượng ra sao, các nhân viên đang có những dũng cụ gì,.. bạn nên kiểm tra trước để có một số liệu chắc chắn.
Sau đó hãy lên một danh sách chi tiết về các dụng cụ đó như một bản kiểm kê để quyết định sẽ mua đồ dùng gì sắp tới.
Bước 2: Lập danh sách các dụng cụ cần mua thêm
Sau khi kê khai số lượng văn phòng phẩm còn lại bạn sẽ đồng thời nắm được những loại nào có số lượng cần dùng nhiều nhât, loại nào ít nhất và những loại nào không sử dụng, từ đây sẽ là cơ sở cho bạn liệt kê ra số lượng các dụng cần mua cho công ty trong khoảng 3 tháng tới.
Bước 3: Sử dụng lại các dụng cụ văn phòng phẩm
Nên đưa ra danh sách các dụng cụ có thể sử dụng lại và khuyến khích mọi người trong công ty làm điều này.
Lợi ích lớn nhất khi tái sử dụng văn phòng phẩm không chỉ dừng lại ở tiết kiệm chi phí cho bản thân và doanh nghiệp mà chung tay bảo vệ môi trường sống.
Bước 4: Cân nhắc khi lựa chọn nhà phân phối
Thị trường luôn tồn tại các mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm với chất lượng tương đương, việc tham khảo mức giá tại nhiều nhà phân phối khác nhau cũng như tham khảo giá tiền trên các trang web sẽ giúp bạn chọn được nhà phân phối uy tín đồng thời giá “mềm” nhất để tiết kiệm thêm một khoản chi phí cho công ty.
Bước 5: Kiểm soát kho lưu trữ
Việc lưu giữ cố định các dụng cụ còn lại rất quan trọng, nó giúp bảo quản cũng như đảm bảo rằng chúng sẽ không bị thất lạc sau khi thừa lại do đồng nghiệp sử dụng hay chất lượng sẽ được giữ nguyên.
Vì lưu giữ rất nhiều dụng cụ mà an toàn của kho trở nên rất quan trọng, ngoài việc cần sắp xếp cẩn thận số lượng và phân loại các dụng cụ trong kho nhằm trách sự lộn xộn và tiết kiệm thời gian tìm kiếm khi cần, thì yếu tố an toàn của kho cũng rất quan trọng, nên phân ra bộ phận bảo vệ kho riêng hay có các biện pháp đảm bảo an toàn như: Khóa cửa hay tìm người kiểm soát danh tính những người đã ra vào kho.
Bước 6: Cập nhập số lượng văn phòng phẩm thường xuyên
Theo định kỳ, doanh nghiệp nên bắt đầu đánh giá số lượng dụng cụ một lần, việc này sẽ giúp bạn dự đoán thời gian hết của nhiều loại dụng cụ để kịp thời mua mới bổ sung cung như không bỏ lỡ các đợt sale từ các nhà phân phối.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích bạn quản lý văn phòng phẩm dễ dàng hơn cũng như chi phí doanh nghiệp sẽ được thu gọn. Ngoài ra bạn nên tham khảo các cách làm của những người có kinh nghiệm từ trước để ngày càng nâng cao khả năng sắp sếp quản lý của mình.
>>> Xem thêm:văn phòng phẩm quận gò vấp – Những mẫu văn phòng phẩm mới, giá cả ưu đãi nhất