Bạn nghĩ thế nào nếu doanh nghiệp của mình có một văn phòng phẩm được sắp xếp và phân loại rõ ràng? Sẽ thật tuyệt phải không?Bạn có thể lấy bất cứ cái gì mình cần một cách nhanh chóng, nhưng bạn có biết làm thế nào để điều nay thành sự thật?
Doanh nghiệp mỗi năm chi tiêu rất nhiều tiền vào các hoạt động cũng như hạng mục khác nhau, để tiết kiệm ngân sách họ luôn đặt ra tiêu chuẩn cho khoản tiền chi ra và hiệu suất làm việc, đối với quản lý văn phòng phẩm cũng vậy.Hiểu rõ được tính chất đặc thù của công việc quản lý dụng cụ văn phòng phẩm, bài viết này dụa trên các kinh nghiêm thực tế để đưa ra cách dễ dàng nhất cho công việc của bạn.
Bước 1: Rà soát danh mục văn phòng phẩm hiện có
Tại kho đang có những món đồ nào, số lượng ra sao, các nhân viên đang có những dũng cụ gì,.. bạn nên kiểm tra trước để có một số liệu chắc chắn.
Sau đó hãy lên một danh sách chi tiết về các dụng cụ đó như một bản kiểm kê để quyết định sẽ mua đồ dùng gì sắp tới.
Bước 2: Lập danh sách các dụng cụ cần mua thêm
Sau khi kê khai số lượng văn phòng phẩm còn lại bạn sẽ đồng thời nắm được những loại nào có số lượng cần dùng nhiều nhât, loại nào ít nhất và những loại nào không sử dụng, từ đây sẽ là cơ sở cho bạn liệt kê ra số lượng các dụng cần mua cho công ty trong khoảng 3 tháng tới.
Bước 3: Khuyến khích sử dụng lại các dụng cụ văn phòng phẩm
Nên đưa ra danh sách các dụng cụ có thể sử dụng lại và khuyến khích mọi người trong công ty làm điều này.
Lợi ích lớn nhất khi tái sử dụng văn phòng phẩm không chỉ dừng lại ở tiết kiệm chi phí cho bản thân và doanh nghiệp mà chung tay bảo vệ môi trường sống.
Bước 4: Cân nhắc khi lựa chọn nhà phân phối
Với việc đặt mua các vật dụng trong danh sách đã lập ra từ 2 bước đầu tiên, đầu tiên hãy hỏi thăm những người có kinh nghiệm trước đó để có được một số tên nhà phân phối chất lượng, sau đó bạn tiến hành so sách mẫu mã và chất lượng cũng như giá tiền của các vật dụng với nhau, tính toán xem mua ở đâu chất lượng và có lợi về kinh tế nhất cho công ty bạn.
Bước 5: Kiểm soát kho lưu trữ
Việc lưu giữ cố định các dụng cụ còn lại rất quan trọng, nó giúp bảo quản cũng như đảm bảo rằng chúng sẽ không bị thất lạc sau khi thừa lại do đồng nghiệp sử dụng hay chất lượng sẽ được giữ nguyên.
Khóa nơi lưu giữ cẩn thận, giao chìa khóa chỉ cho những người có nhiệm vụ thu gom và người trông giữ kho.
Bước 6: Duy trì kiểm soát số lượng văn phòng phẩm
Theo định kỳ, doanh nghiệp nên bắt đầu đánh giá số lượng dụng cụ một lần, việc này sẽ giúp bạn dự đoán thời gian hết của nhiều loại dụng cụ để kịp thời mua mới bổ sung cung như không bỏ lỡ các đợt sale từ các nhà phân phối.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích bạn quản lý văn phòng phẩm dễ dàng hơn cũng như chi phí doanh nghiệp sẽ được thu gọn. Ngoài ra bạn nên tham khảo các cách làm của những người có kinh nghiệm từ trước để ngày càng nâng cao khả năng sắp sếp quản lý của mình.
>>> Xem thêm: đồ dùng văn phòng – Những mẫu văn phòng phẩm mới, giá cả ưu đãi nhất