Cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày, thân gỗ, tán lá rộng, có thể cao tới 30m, sống được hơn 100 năm và đặc biệt đây là loại cây có giá trị kinh tế cao nhờ đặc tính gỗ cao su thu hoạch mủ được khoảng 30 năm.
Cao su là loài thân gỗ, có thể cao tới 30m. Nhựa hay mủ màu trắng có trong các mạch ở vỏ cây. Cây đạt độ tuổi 5 – 6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch mủ và cho năng suất cao nhất trong độ tuổi từ 11 – 25, sẽ ngừng sản sinh mủ khi đạt độ tuổi 26 – 32 năm. Ngoài ra, gỗ cao su còn được dùng để sản xuất đồ gỗ, được xem là loại gỗ thân thiện môi trường vì chỉ khai thác khi cây kết thúc chu trình sinh mủ.
Đây là một loài cây dễ thích nghi với môi trường, cây có thể sinh sống và phát triển trên những vùng đất khó khăn, khô cằn ,… và cũng có thể trồng được trên rất nhiêu loại đất khác nhau như cát pha, đất mịn, đất bazan, …
cây cao su
Sự Phân Bố Của Cây Cao Su
Cây cao su đã trở nên phổ biến và được trồng ở nhiều tỉnh thành, khu vực trên cả nước. Tỉ trọng lớn nhất thuộc về khu vực Đông Nam Bộ do phù hợp khí hậu và có điều kiện canh tác hơn so với các khu vực khác.
sự phân bố của cây cao su
Trên thế giới Có hơn 400 loại cây cao su . Cây cao su cho nhiều mủ nhất được gọi là Hevea - Brasiliensis, nó cao khoảng 35 mét. Một loại khác cũng cho nhiều mủ là cây Castilla.
Khai Thác Mủ Cao Su
Khai thác mủ khi vườn cây được 5-7 năm tuổi, có ≥70% số cây có chu vi thân >50cm và chiều cao từ mặt đất lên đạt 1m.
Việc thu hoạch mủ cao su thường kéo dài liên tục 8-10 tháng trong năm. Để thu hoạch mủ, người ta dùng dao cạo đi một lớp vỏ mỏng trên thân cây nhằm gây ra vết thương để mủ chảy ra và hứng vào chén.
Người ta rạch cạo cây cao su để lấy mủ. Mủ cao su rò rỉ qua những chỗ cắt xoắn vòng trên vỏ cây. Sau đó, nó đông sền sệt lại, lúc này nó không có độ co giãn (đàn hồi ) cao. Người ta cán luyện cao su để có độ bền chắc và có tính co giãn cao bằng cách cho sulfua hoặc cho bột cacbon, oxýt silic và bông hoặc len vào cao su rồi nung lên ở nhiệt dọ cao. Người ta sử dụng loại cao su này rất rộng rãi.
cạo mủ
Các Dạng Của Mủ Cao Su
Để chế biến cao su khối các loại, nguồn nguyên liệu ban đầu là mủ nước và mủ đông:
• Mủ nước: chiếm tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 85% sản lượng khai thác,là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm tốt được thu nhận từ vườn cây về nhà máy ở dạng lỏng tự nhiên
• Mủ đông: là mủ đông còn lại trong chén hứng mủ trên miệng cạo sau kì thu hoạch mủ nước chính vụ. Mủ tạp chiếm tỷ trọng từ 10-15% sản lượng khai thác,loại này thường đa dạng lẫn nhiều tạp chất,có mùi hôi do thu gom,tàn trữ nhiều ngày,mủ bị oxy hóa và enzym biến màu chỉ dùng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm SVR10,SVR20.
mủ cao su
Ứng Dụng Của Mủ Cao Su
Cây cao su thật sự mang đến nhiều lợi ích cho con người như lợi ích kinh tế, xã hội, tự nhiên. Vì vây, nhiều người đã lựa chọn cây cao su để phát triển và ngày càng khai thác tốt hơn những lợi ích từ cây cao su.
Mủ cao su là nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm rất cần thiết hiện nay trên thị trường cho nhiều ngành nghề khác nhau như: Cao su ngành xây dựng (Cao su chống va, gờ giảm tốc, cao su phun bi, cao su chặn xe), cao su ngành thủy lợi - thủy điện (phớt cao su, gioăng đệm cao su), cao su ngành công nghiệp (cao su cửa kính, thảm cao su, cao su khắc dấu, cao su chịu nhiệt), cao su ngành Y tế (nút cao su, găng tay y tế cao su), ...
găng tay y tế vglove
Dưới đây là các loại găng tay y tế chất lượng cao và nổi tiếng được làm từ cao su:
Tin tức liên quan cho găng tay y tế
Găng Tay Y Tế Là Gì? Các Loại Găng Tay Y Tế Và Ứng Dụng Của Nó
Những Đặc Điểm Khác Biệt Của Găng Tay Cao Su Y Tế Có Bột Và Không Bột
Điều cần biết khi chọn găng tay dùng 1 lần trong ngành y tế